Bầu Không Khí Loãng

Thời gian gần đây, tôi đã bị mê hoặc bởi những cuốn sách nói về những nhà thám hiểm muốn chinh phục đỉnh núi Everest, là ngọn núi cao nhất trên trái đất hiện nay với chiều cao 29.035 bộ Anh. Khi cuộc thăm dò của Viện Nghiên Cứu Địa Dư Ấn độ công bố sự khám phá ra công viên quốc gia Hy Mã Lạp Sơn vào năm 1852, thì con người bắt đầu để ý đến việc tìm cách leo lên rặng núi này. Thực ra chỉ có một số rất ít người biết là phải mất hơn 101 năm sau, với 15 đoàn thám hiểm và 24 người đã bỏ mạng trước khi Edmund Hillary và Tenzing Norway mới có thể leo được tới đỉnh núi Everest này vào ngày 28 tháng 5 năm 1953.

 Bình dưỡng khí oxy đã được xử dụng để hỗ trợ trong việc hô hấp ở độ cao này khi mà dung lượng không khí dùng để thở chỉ bắng một phần ba lượng bình thường ở vùng biển. Bầu không khí loãng khiến những tế bào óc gần như tê liệt và mau chóng mất khả năng hoạt động, năng lực con người cũng bị tuột giảm theo. Cơ thể chúng ta phải tiêu thụ năng lượng dự trữ để sống còn rất nhanh, đặc biệt là trong những “vùng tử thần” có độ cao trên 26.000 bộ Anh. Những người leo núi mất đi khả năng nhanh nhẹn bình thường, quyết định của họ trở nên không rõ ràng nữa, khiến nhiều người đã chết chỉ vì phạm những lỗi lầm nhỏ nhen, chẳng hạn như leo trên sườn núi ở độ cao 3.000 bộ mà không có buộc giây an toàn.

Một sự thành quả mới vừa đạt được khi những nhà thám hiểm tuyên bố họ đã có thể  tự thích ứng được với khu vực, để có thể leo lên tới đỉnh núi mà không cần dùng đến bình dưỡng khí oxy. Điều này đòi hỏi thời gian thám hiểm lâu hơn, bằng cách leo lên một vùng cao, rồi trở xuống lều đặt ở dưới thấp; xong lại leo trở ngược lên cao, cứ thực hành như thế trong vài tuần lễ. Từ từ cơ thể con người sẽ tự điều chỉnh, rồi đến một lúc nào đó các nhà thám hiểm sẽ không cần đeo bình dưỡng khí oxy bên người nữa. Nhưng làm như vậy thì con người rất dễ bị kiệt sức và coi như tự đày đọa thân thể mình.

Có an toàn ở độ cao?

Hiện nay sự chinh phục những đỉnh núi cao vẫn còn sức quyến rũ con người. Sự thách thức này có thể không phải thuần túy là cơ thể khỏe mạnh, nhưng phần lớn là do tính háo thắng của con người trong xã hội đang sống. Chúng ta có thể học được từ những người đã chinh phục đỉnh Everest. Càng leo lên cao bao nhiêu trong cuộc hành trình tâm linh của chúng ta, thì sự rủi ro về bầu không khí loãng lại càng lớn. Như vậy chúng ta có an toàn ở độ cao hay không?

 Nhà tiên tri Ê-Sai có nhắc chúng ta rằng lòng khiêm nhường đem chúng ta đến gần với Thượng Đế.

 “Đấng cao cả, ở nơi đời đời vô cùng, danh Ngài là Thánh, có phán như vầy: Ta ngự trong nơi cao và thánh, với người có lòng ăn năn đau đớn và khiêm nhường, đặng làm tươi tỉnh thần linh của những kẻ khiêm nhường, và làm tươi tỉnh lòng người ăn năn đau đớn” (Ê-Sai 57:15)

 Khi bạn đang leo cao. Chúa có thể phục hồi sự hô hấp của bạn. Chúng ta hãy đến gần với Chúa bằng những lời cầu nguyện – đó là con đường an toàn duy nhất để hít thở khi bạn ở trong bầu không khí loãng.

 By Curtis Rittenour

Ngọc-Anh phỏng dịch